Trang chủ > Tin tức - Sự kiện > Hoạt động của TCCSĐ trực thuộc > Một số giải pháp về sử sụng hiệu quả nguồn vốn vay nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ vù

Một số giải pháp về sử sụng hiệu quả nguồn vốn vay nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

07 Tháng Tư 2022
          
          Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn vay trong công tác nâng cao chất lượng cuộc sống cho hội viên phụ nữ nói chung, đặc biệt là hội viên phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh chỉ đạo cấp huyện, thị, thành triển khai cho 100% cơ sở Hội triển khai các hoạt động, ủy thác với các ngân hàng như Ngân hàng Chính sách xã hội, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn;  Điều hành có hiệu quả Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; khai thác các Đề án, dự án để hỗ trợ nguồn vốn cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn vùng dân tộc thiểu số có điều kện để đầu tư sản xuất, kinh doanh nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
PN.png

          Hàng năm, các cấp Hội thực hiện tốt công tác tuyền truyền vận động về các chính sách cho vay của các ngân hàng, các gói vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác. Hội LHPN tỉnh đã tiến hành kiểm tra giám sát 100% huyện, thị, thành Hội; cấp huyện kiểm tra giám sát 100% cấp xã có dư nợ ủy thác do phụ nữ quản lý. Cấp xã tiến hành kiểm tra 100% tổ và tổ kiểm tra ít nhất 70% hộ vay. Việc kiểm tra chủ yếu tập trung vào các nội dung trong quy trình cho vay vốn ủy thác như: thành lập tổ tiết kiệm vay vốn, bình xét cho vay, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc hộ vay trả nợ gốc, trả lãi và thực hiện tiết kiệm của tổ viên theo quy định, kiểm tra việc sử dụng vốn sau 30 ngày giải ngân, tham gia các phiên giao dịch định kỳ tại xã, phối hợp xử lý nợ chây ỳ, nợ quá hạn... Qua kiểm tra, đa số các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, nợ quá hạn thấp. Hội đã kịp thời chấn chỉnh những cơ sở Hội, tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động kém hiệu quả, thực hiện chưa đảm bảo các nội dung trong quy trình ủy thác, tham mưu xử lý nợ quá hạn chậm, lập sổ theo dõi vốn vay, sổ giao ban chưa đảm bảo yêu cầu.

          Hàng năm, các cấp Hội khảo sát nắm bắt nhu cầu vay vốn trong chị em, qua đó Hội đứng ra tín chấp với NHCSXH tỉnh giải ngân cho chị em để đầu tư phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng, với tổng dư nợ do Hội phụ nữ quản lý tính đến ngày 31/01/2022 là là 1.887.142 triệu đồng, 1.157 tổ TK&VV với 49.745 hộ vay. Tính đến ngày 31/01/2022 tổng dư nợ Ngân hàng NN&PTNT tính là 353.971 triệu đồng, 124 tổ TK&VV với 2.971 thành viên, trong đó hộ vay người DTTS chiếm trên 40% tổng số hộ vay. Vận động hội viên phụ nữ tích cực gửi tiết kiệm, nhằm tăng nguồn vốn tại chỗ, kết quả tiết kiệm qua kênh Hội phụ nữ đạt 105.938 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ phụ nữ tỉnh tổ chức giải ngân 4,634 tỷ đồng nâng tổng dư nợ tính đến ngày 31/01/2022 đạt 31,348 tỷ đồng với 3.606 TV thông qua 382 tổ TK-VV.  

          Đồng thời, thực hiện dự án “Bứt phá: Thúc đẩy tài chính toàn diện vì phụ nữ dân tộc thiểu số” thông qua hoạt động xây dựng các mô hình "Tiết kiệm tín dụng thôn, bản" (VSLA), Hội LHPN tỉnh triển khai tại 04 xã của 02 huyện Kbang và Chư Prông, thành lập 20 nhóm VLSA với 275 thành viên. Đến nay, mô hình đã tiết kiệm được 283.200.000 đồng giúp cho 103 chị vay với số tiền 276.250.000 đồng hỗ trợ trong việc khó khăn đột xuất, phát triển kinh tế gia đình...

          Nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên, phụ nữ về quản lý tài chính, trong đó chú trọng đến hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số, giúp hội viên phụ nữ biết cách quản lý chi tiêu hợp lý trong gia đình, hạn chế tình trạng vay tín dụng đen, Hội LHPN tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức truyền thông quản lý tài chính và thành lập CLB “Phụ nữ nói không với tín dụng đen”. Công tác vận động tiết kiệm tăng nguồn vốn giúp nhau phát triển sản xuất được các cấp Hội quan tâm triển khai thực hiện. Các cấp Hội đã vận động hội viên dân tộc thiểu số tiếp tục tham gia các hình thức tiết kiệm tăng nguồn vốn phát triển sản xuất thông qua các hình thức tiết kiệm tại chi, tổ Hội, tổ tiết kiệm xoay vòng vốn,... với tổng số tiền tiết kiệm là 118.972 triệu đồng, 102.428 thành viên tham gia, qua đó đã giúp cho 19.416 lượt hội viên phụ nữ vay 118.228 triệu đồng, trong đó có 14.467 phụ nữ dân tộc với số tiền 111.215 triệu đồng không tính lãi hoặc lãi suất thấp để phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, các cấp Hội triển khai xây dựng nhiều mô hình nhằm giúp chị em hội viên phát triển kinh tế gia đình như mô hình: “3 biết 2 hỗ trợ”, “3 trong 1”, “phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế”, “giúp gia đình hội viên phụ nữ đi làm ăn xa”, “sản xuất rượu ghè, đan lát, dệt thổ cẩm”, “trồng lúa”, “nuôi dê”, “trồng rau sạch”,...
Cùng với đó, các cấp Hội triển khai có hiệu quả Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”; các cấp Hội phối hợp mở 452 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tái canh cà phê, trồng rau sạch, trồng mỳ, mía, chăn nuôi dê,… cho 37.251 lượt chị; phối hợp tuyên truyền, vận động 8.715 hội viên, phụ nữ tham gia phiên giao dịch, giới thiệu việc làm; giới thiệu việc làm cho cho 5.873 lao động nữ làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tổ chức hội thảo xuất khẩu lao động với 2.314 lượt chị tham gia.

          Hoạt động hỗ trợ cho phụ nữ dân tộc thiểu số vùng biên giới với Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương giai đoạn 2018 - 2020” được các cấp Hội chủ động, tích cực triển khai. Đến nay, các cấp Hội đã vận động trao phương tiện sinh kế, thành lập nhóm vay vốn từ nguồn Quỹ, xây dựng mái ấm tình thương, nhà tiêu hợp vệ sinh,..với tổng nguồn lực gần 4,7 tỷ đồng. Xây dựng Quỹ “Quỹ đồng hành cùng phụ nữ nghèo”, với tổng số tiền hiện nay 1.925.140.000 đồng, từ nguồn Quỹ đã hỗ trợ, giúp đỡ 1.832 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất trên địa bàn tỉnh.

          Có thể thấy, thông qua hoạt động đã giúp cho hội viên, phụ nữ dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của địa phương; hỗ trợ kiến thức, kỹ năng năng lực điều hành hoạt động, quản lý tài chính, tín dụng ngân hàng được nâng lên rõ rệt và giúp cho các cấp Hội có điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác Hội được tốt hơn, nội dung hoạt động phong phú, thiết thực hơn.

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế đó là:

          - Một số hộ nghèo là các hộ hội viên DTTS chưa thực sự có ý thức phấn đấu tự vươn lên để thoát nghèo, nhiều hộ còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng và bằng lòng với cuộc sống hiện tại, chính vì vậy tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo vẫn còn diễn ra, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững.

          - Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giảm nghèo đã được các cấp, các ngành tích cực vào cuộc nhưng hiệu quả chưa cao; nhiều hội viên phụ nữ DTTS nghèo chưa mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế.

          - Một số cơ sở Hội chưa triển khai tập trung các nguồn lực, hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển sản xuất còn dàn trải.

          Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động giảm nghèo, Hội LHPN tỉnh đưa ra một số giải pháp như sau:

          Một là, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chương trình mục tiêu giảm nghèo; Các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương, tỉnh về các vấn đề liên quan đến hoạt động giảm nghèo; tuyên truyền, vận động  hội viên phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước (Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế...) đối với hộ nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số…

          Hai là, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động hội viên dân tộc thiểu số mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

         Ba là, triển khai phong trào “Hộ hội viên DTTS thay đổi nếp nghĩ thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu vươn lên thoát nghèo bền vững” giai đoạn 2021 - 2026. Duy trì và quản lý tốt các nguồn tiết kiệm nhằm tạo thói quen tiết kiệm trong chị em. Gắn với hỗ trợ giúp 05 hộ hội viên dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ, thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu, vươn lên thoát nghèo bền vững.

          Bốn là, tổ chức các hoạt động tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho hội viên dân tộc thiểu số trong trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với điều kiện của từng địa phương; tăng cường các hoạt động tham quan, học tập kinh nghiệm, chia sẻ những mô hình làm kinh tế giỏi của hội viên dân tộc thiểu số để hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo, khó khăn được học tập, truyền cảm hứng phát triển kinh tế gia đình, vươn lên thoát nghèo,…

          Năm là, tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh. Tạo mọi điều kiện giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, tăng tỷ lệ giúp phụ nữ nghèo làm chủ hộ thoát nghèo. Vận động, hỗ trợ phụ nữ tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả bền vững. Triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai”.
Nguyễn Thị Hương - chi bộ Hội LHPN tỉnh